Đối với các cửa hàng phục vụ ăn uống, việc sở hữu một chiếc menu đẹp, rõ ràng sẽ là một điểm cộng với khách hàng. Vậy làm sao để thiết kế một chiếc menu có bố cục hợp lý; trình bày đẹp mắt mà không cần sử dụng quá nhiều các công cụ phức tạp ? Đừng quá lo lắng, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn thiết kế menu bằng Word cực kì đơn giản!
Những lợi ích khi biết thiết kế menu bằng Word
Hiện nay, có rất nhiều các dịch vụ thiết kế menu cho các nhà hàng, quán ăn. Tuy nhiên, chi phí của các dịch vụ này khá cao đối với những chủ doanh nghiệp có nguồn vốn không cao.
Việc sở hữu một chiếc menu đẹp, bố cục rõ ràng sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn nắm được cách thiết kế menu bằng word. Bạn sẽ không tốn chi phí thiết kế nhưng vẫn có thể tạo ra một chiếc menu mang màu sắc, phong cách riêng của quán.
Những lưu ý để thiết kế menu bằng word như dân chuyên nghiệp
Để thiết kế menu bằng word, trước tiên bạn nên làm quen với các tính năng cơ bản của phần mềm Microsoft Word như: Định dạng font/ màu chữ, Tạo khung, Định dạng kích cỡ giấy,…
Ngoài ra, MS Word cũng là một phần mềm đa năng khi tích hợp sẵn một thư việm template menu mẫu. Khi các bạn đã quen với các thao tác định dạng văn bản thì chúng ta chỉ cần vào thư viện, chọn File mẫu thực đơn đẹp và phù hợp với nhu cầu là đã có thể bắt tay vào công cuộc thiết kế rồi đó!
Lưu ý định dạng khổ giấy khi thiết kế menu bằng word
Việc lựa chọn khổ giấy phù hợp sẽ quyết định hình dạng và cách trang trí đường viền cho menu. Ví dụ: Khi thiết kế đường viền cho khổ giấy A4 sẽ khác với các khổ giấy khác.
Bạn có thể chọn khổ giấy phù hợp theo hướng dẫn sau:
- Định hình được hình ảnh menu (nằm ngang hay dọc) và kích thước mong muốn (A4, A5,…)
- Sau đó vào File -> Page setup để chọn khổ giấy theo nhu cầu
*Gợi ý: Loại menu phổ biến tại các quán ăn thường là khổ giấy A4 (rộng 21cm, dài 29.7cm), khoảng cách từ lề vào là 2cm
Menu nên có nội dung ngắn gọn thu hút
Để chiếc menu trở nên chuyên nghiệp, bạn nên thống nhất nội dung trên menu. Cần chú ý để không viết sai tên và giá của sản phẩm. Ở bước này bạn chỉ cần nhập nội dung một cách rõ ràng, đúng chính tả là được,
Trong quá trình thiết kế menu bằng word, bạn có thể chọn font chữ đẹp tùy thích, nhưng đừng quên kiểm tra font chữ đó có bị lỗi khi nhập tiếng Việt không nhé!
Cách làm nổi phần tiêu đề khi thiết kế menu bằng Word
- Sau khi nhập tiêu đề của menu, nhớ thay đổi kiểu chữ, kích cỡ và màu sắc sao cho tiêu đề trở nên nổi bật hơn nhé
- Ngoài ra bạn có thể tạo ra các kiểu chữ: uốn lượn, đổ bóng, tạo khối cho chữ bằng cách bấm chọn Insert -> Word Art
Đặt giá cho sản phẩm trong thiết kế menu bằng word
Khi thiết kế menu, để giá tiền nằm đều ở góc phải của menu; bạn hãy bôi đen tất cả các tên sản phẩm sau đó vào Format -> Tabs và điều chỉnh các chỉ số theo ý thích. Dưới đây sẽ là một vài gợi ý cho bạn:
- Tab stop position (Vị trí dừng của tab): nhập 18cm
- Alignment (Canh lề): chọn Right để canh lề phải cho giá tiền
- Leader: Chọn định dạng khoảng trống của tab. 1/ None – khoảng trống, 2 là dấu chấm, 3 là dấu gạch ngang, 4 là dấu gạch dưới
Sau khi hoàn tất các điều chỉnh, nhấn chọn set và OK để tạo tab. Bây giờ bạn chỉ cần đặt con trỏ chuột vào vị trí cuối tên sản phẩm. Sau đó bấm nút “Tab” trên bàn phím, con trỏ sẽ được chuyển đến vị trí cuối dòng và bạn tiến hành nhập giá tiền.
Cách tạo khung viền Menu ấn tượng khi thiết kế menu bằng Word
Sau khi đã nhập xong tất cả nội dung cần thiết trên menu; hãy tạo 1 khung viền xung quanh để manu thêm phần bắt mắt. Vào Format -> Borders and Shading -> Page Border và chọn định dạng cho khung theo thứ tự:
1/ Chọn khung viền Box
2/ Chọn kiểu khung
3/ Chọn màu
4/ Chọn kích thước đường viền
Hoàn thành xong các bước trên, bạn bấm chọn OK để hoàn thành bản thiết kế menu.
Cách tối ưu hóa thiết Menu bằng Word
Ngoài những hướng dẫn thiết kế menu bằng word cơ bản phía trên; bạn cũng nên lưu ý một số mẹo về bố cục để khiến menu trở nên sáng tạo, hút khách hơn
- Nên đặt những món Best seller, must try của quán tại vị trí đầu tiên bên trái menu. Đó là nơi khách hàng sẽ nhìn đến đầu tiên như thói quen đọc sách.
- Sắp xếp thứ tự các món ăn theo những cụm liên quan và hợp lý.
Ví dụ: Nếu là quán ăn thì nên đặt những món ăn theo cụm khai vị; món chính và tráng miệng để khách dễ gọi món
- Nên dùng các hình ảnh có độ phân giải cao để khi in xong hình ảnh không bị mờ nhạt
- Thêm logo, hình ảnh đặc trưng của quán để làm nổi bật và giúp khách nhớ đến thương hiệu của bạn
Nhìn chung, việc thiết kế menu cũng không quá phức tạp đúng không nào. Bạn chỉ cần thực hành theo những hướng dẫn trên thì kết quả sẽ lảm bạn bất ngờ đấy! Nếu bài viết này giúp ích cho bạn thì hãy theo dõi website Tương Việt Hoa Sen bạn nhé!