Món củ kiệu ngâm mắm cho ngày tết thêm trọn vị

Củ kiệu ngâm mắm là món ăn quen thuộc không thể thiếu trong mâm cơm ngày tết của mỗi gia đình Việt. Vì vậy, hôm nay Tương Việt Hoa Sen sẽ chia sẻ cho bạn cách làm món củ kiệu ngâm mắm chua ngọt, giòn ngon và siêu đơn giản! Cùng vào bếp thực hiện ngay thôi.

Chuẩn bị nguyên liệu làm củ kiệu ngâm mắm

Củ kiệu tươi: 500 gr

Cà rốt: 1 củ

Nước mắm: 150 ml

Giấm: 2/3 chén

Muối: 2 muỗng canh

Đường: 200 gr

Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon làm củ kiệu ngâm mắm

Cách chọn mua củ kiệu 

Cách làm củ kiệu giòn ngon để vui tết tân xuân - VietReview.vn

Để làm món kiệu ngâm mắm thì bạn nên chọn kiệu quế: phần thân nở, lá mảnh, củ khá to, rễ nhiều, đuôi nối liền thân, eo kiệu thon, thắt eo rõ ràng và có vị hăng nồng.

Ưu tiên chọn mua những củ có kích thước vừa phải, đều nhau, tươi xanh, khô ráo, không bị dập nát hay có dấu hiệu bị mốc.

Tránh lựa chọn những củ kiệu có thân mềm, úng nước, trầy xước, có dấu hiệu dập nát, nếu không sẽ ảnh hưởng đến mùi vị của món kiệu ngâm mắm.

Cách chọn mua cà rốt 

Bạn nên mua những củ cà rốt có sắc cam tươi sáng, lớp vỏ láng mịn, hình dáng của củ thẳng, kích cỡ không quá to mà vừa phải và khi cầm trên tay sẽ có cảm giác chắc tay và có độ cứng vừa phải.

Cần lưu ý không mua những củ hình dáng méo mó, bị nứt, màu sắc lớp vỏ đã bị chuyển màu hay ngửi thấy có mùi hôi vì đây là những củ đã để lâu ngày và không còn đảm bảo chất lượng nữa.

Cách chế biến Củ kiệu ngâm mắm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Khi mua kiệu về, bạn rửa sơ qua với nước để loại bỏ bớt bụi bẩn. Sau đó, ngâm kiệu với 1 muỗng canh muối. Để ngâm kiệu nhanh hơn, bạn có thể cho nước ấm vào thau với 1 lượng vừa đủ sâm sấp bề mặt kiệu rồi ngâm trong thời gian khoảng 2 tiếng.

Cách làm củ kiệu ngâm mắm giòn ngon, đậm đà hương vị Tết

Tiếp theo, bạn hãy gọt bỏ phần rễ và bóc lớp vỏ mỏng bên ngoài của kiệu và ngâm vào 1 chậu nước lạnh khác.

Cuối cùng là vớt kiệu ra và rửa lại với một thau nước có pha loãng 1 muỗng canh muối rồi vớt ra và đem đi phơi nắng.

Đối với cà rốt, bạn chỉ cần cạo lớp vỏ bên ngoài, rồi rửa sạch lại với nước sạch và cắt khúc có độ dày khoảng 1/3 lóng tay. Sau đó, đem rửa chung với nước muối pha loãng khoảng 4 – 5 phút.

Bước 2: Phơi nắng củ kiệu

Phơi kiệu dưới một nắng cho kiệu khô ráo và khi đem cân kiệu còn khoảng 250gr là được.

Tránh phơi dưới ánh nắng quá gắt vì sẽ dễ làm cho kiệu quá khô và teo lại. Dẫn đến thành phẩm món kiệu ngâm mắm sẽ mất đi vị thơm ngon, hấp dẫn.

Bước 3: Làm mắm đường ngâm kiệu

Cho 150ml nước mắm và 250gr đường vào nồi sạch, bắc lên bếp đun với lửa nhỏ. Khuấy đều tay để cho đến khi đường tan hết rồi tắt bếp và để nguội.

Bước 4: Rửa củ kiệu với giấm

Rửa kiệu trong với ⅔ chén giấm trong khoảng 3 – 4 phút. Sau đó, vớt kiệu ra và không cần phải rửa lại nước.

Mách nhỏ: Làm sạch kiệu với giấm sẽ giúp kiệu trắng và giòn hơn, khi ăn sẽ có vị chua nhẹ ngon hơn nhé!

Bước 5: Ngâm củ kiệu

Cách Ngâm Củ Kiệu Ngon Vị Truyền Thống Với Nước Mắm Đường - Đặc sản Làng Chài Xưa

Đầu tiên, bạn hãy rửa sạch hũ thủy tinh với nước nóng, để thật ráo và lau chùi sạch trước khi ngâm kiệu.

Tiếp đến, bạn xếp củ kiệu và cà rốt vào hũ và rưới nước mắm đường (đã để nguội) vào hũ kiệu. Sau đó, đậy nắp và để ở nơi thoáng mát khoảng từ 7 – 10 ngày là dùng được.

Mách nhỏ: Khi kiệu đã được ăn, bạn nên bảo quản kiệu ở trong ngăn mát tủ lạnh để có thể dùng được lâu hơn nhé.

Bước 6: Thành phẩm

Tăng Thanh Hà ăn bánh chưng, củ kiệu sớm - Ngôi sao

Củ kiệu ngâm nước mắm có hương vị thơm ngon đặc trưng, củ kiệu giòn kèm với chút vị hăng, cay nồng đặc trưng và được ngấm đều vị mặn ngọt của nước mắm đường. Củ kiệu ngâm mắm ăn kèm với bánh chưng, bánh tét ngày tết hoặc ăn với cơm nóng đều ngon hết sẩy!

Tham khảo:

Cách làm nước tương ăn bột chiên đậm đà
Những món ăn vào buổi tối “giết” sức khỏe nhanh khủng khiếp
Công thức làm gà rán sốt cay ngon bùng vị với tương ớt Hoa Sen

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *